Ngày 28/9 vừa qua rất nhiều bài báo đưa tin việc Ngân hàng sẽ bơm 100.000 tỷ đồng lãi suất 3-4% ra thị trường.
Rất nhiều người đang hiểu sai khi lầm tưởng Ngân hàng sẽ bơm số tiền 100.000 tỷ vào thị trường. Nhưng sự thật không phải là như vậy, do vậy mình viết bài này để các bạn hiểu kĩ hơn việc bơm tiền lần này là như thế nào cũng như tác động của nó đối với nền Kinh tế Thời Gian tới.
1. Hiểu đúng về việc bơm 100.000 tỷ đồng vào nền kinh tế
Không phải Nhà nước sẽ bơm 100.000 tỷ thẳng vào nền kinh tế mà nhà nước chỉ chi 3000 tỷ để hỗ trợ giảm lãi suất cho vay.
Ví dụ: Bạn nuôi heo, bạn vay 100 tỷ, thay vì chịu lãi vay 10%/năm là 10 tỷ/năm, sắp tới có thể chỉ còn 7% là 7 tỷ/năm, dù giá thịt heo đang giảm, điều này có nghĩa là nhà nước đang chịu lãi suất 3% ở đây là 3 tỷ cho bạn, việc này cũng tương tự với 100.000 tỷ sẽ được chi 3.000 tỷ giảm lãi suất cho vay.
Qui mô: 100.000 tỷ quá lớn đối với bạn đúng không? Nhưng so với dư nợ của nền kinh tế Việt Nam (9.975 nghìn tỷ), con số này chưa đến 1%.
Ngân hàng cơ bản chỉ đưa ra hướng dẫn về danh mục đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực sẽ hỗ trợ; còn cho vay, kiểm soát, đòi nợ vẫn là phần của ngân hàng. Có nghĩa là những Doanh nghiệp, hộ Kinh Doanh khỏe, có lịch sử tín dụng tốt, có tài sản thế chấp,.. sẽ được hưởng.
Còn các Doanh nghiệp đang khó khăn, thua lỗ, hết hạn mức vay, là đối tượng cần hỗ trợ cấp bách nhất, sẽ rất khó tiếp cận được nguồn tiền hỗ trợ lãi suất này. Nước chảy vào chỗ trũng, tiền cũng vậy.
Đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động như 1 tiệm cầm đồ (cho vay dựa trên giá trị tài sản thế chấp nhiều hơn hiệu quả của mô hình/phương án kinh doanh). Việc của Ngân Hàng là quản trị rủi ro và lợi ích của cổ đông cho nên sẽ không có việc cho vay ồ ạt và đảm bảo dòng tiền chảy đúng chỗ Doanh nghiệp sản xuất.
Bạn tin Bất Động Sản sẽ được hỗ trợ trong gói này. Bạn mơ vay lãi suất thấp để lướt sóng đất nền hay an cư với căn hộ vài tỷ? Thì thật chia buồn với bạn
Bất Động Sản thương mại không phải là lĩnh vực ưu tiên. Ngân hàng vẫn luôn kiểm soát để hạn chế dòng tín dụng vào Bất Động Sản, ưu tiên nhiều lĩnh vực khác cấp bách hơn. Nhà nước cũng thừa biết biên lợi nhuận các Chủ Đầu Tư quá lớn. Lĩnh vực có liên quan duy nhất Nhà nước đang hỗ trợ là nhà ở xã hội và tiếp theo (đang quan tâm) là nhà giá rẻ.
Dù chưa có văn bản hướng dẫn, cơ bản Nhà Nước sẽ ưu tiên gói vay này cho nông nghiệp, Sản xuất khẩu hay một số nhóm đặc biệt như công nghệ cao, thực phẩm, y tế, nhà ở xã hội,… Dù phân tích như vậy, nhưng rồi sẽ có một phần vốn rẻ được Doanh nghiệp lách, đưa vốn vào Bất Động Sản.
2. Đánh giá tác động của việc bơm tiền dưới góc nhìn Bất Động Sản
Đã có rất nhiều lần bơm tiền trong đại dịch, trước hết là gói 27.000 tỷ và gần đây nhất là 30.000 tỷ. Nếu như gói hỗ trợ lãi suất 3000-4000 tỷ tiếp tục được bơm ra thị trường chắc chắn sẽ dẫn đến việc lạm phát tài sản và mất giá đồng tiền là chắc chắn.
Nhớ lại giai đoạn 2013-2014 chỉnh phủ đưa ra gói kích cầu nhà ở xã hội 30.000 tỷ và một số chính sách khác để kéo BĐS qua giai đoạn khó khăn và bùng nổ giá như hiện nay.
Nên với số lượng bơm tiền gần 100.000 tỷ như hiện nay, thị trường Bất Động Sản sẽ khó đi ngang mà sẽ chứng kiến việc tài sản tăng giá thời gian tới, gia tăng thêm khoảng cách giàu nghèo trong Xã hội.
Trong bối cảnh Lãi ngân hàng còn 4-5%, Chứng khoán “lướt sóng thành cổ đông”, Crypto chia đôi tài khoản, thì hiện tại chỉ còn Bất Động Sản là nơi trú ẩn và kênh đầu tư tài sản an toàn nhất.
Vậy thì nên đầu tư vào đâu, bạn có thể tham khảo bài viết: Xu hướng Đầu Tư Bất động sản hậu dịch Covid-19 lần 4.
Theo mình, sẽ có 2 phân khúc Bất Động Sản sẽ sống tốt hậu dịch là BDS Khu Công Nghiệp và BDS Du lịch, mà 2 thị trường mình nhắm tới là Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Phú Quốc.
Vì Bà Rịa – Vũng Tàu sắp tới sẽ nhận được sự đầu tư của tập đoàn Quantum (Mỹ) đến 20-30 tỷ $, còn Phú Quốc hiện đang được nhà nước quan tâm cực kì khi được phê duyệt khu phi thuế quan 7.000 tỷ đầu tiên tại Việt Nam, giúp Phú Quốc trở thành điểm đến quốc tế của du khách trong và ngoài nước. Tác dụng của khu phi thuế quan bạn có thể xem tại đây.